Lược ghi bài nói chuyện của đồng chí Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên – Bộ Công thương
Kính thưa các đồng chí, như các đồng chí đã nghe qua các phương tiện thông tin đại chúng thì đến cuối năm 2015 ASEAN thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN. Cộng đồng này nội dung của nó là như thế nào? tác động đến nước ta như thế nào? trong tổng thể cái bối cảnh chúng ta đang đẩy mạnh cái quá trình hội nhập quốc tế, trong cái bối cảnh, cái xu hướng đang diễn ra rất là mạnh, rất là nhanh trên thế giới thì vị trí của cộng đồng kinh tế ASEAN đặt ở chỗ nào. Đấy là những vấn đề chúng tôi muốn báo cáo với các đồng chí ngày hôm nay, tất nhiên khi nói về cộng đồng kinh tế ASEAN thì khó có thể nói hết được.
Để hình thành cộng đồng này, hàng năm ASEAN phải họp đến hàng trăm cuộc họp. Trong đó có đến hàng trăm nhóm xúc tác, các ủy ban khác nhau và mỗi cuộc họp như vậy cũng diễn ra hàng trăm cuộc thảo luận và các sách vở viết về ASEAN và cộng đồng ASEAN thì rất nhiều. Nhưng trong cái khuôn khổ hôm nay chúng tôi xin tập trung những nét mang tính khái quát nhất để chúng ta có thể mường tượng được một cách rõ ràng để từ đó có thông tin mang tính tương đối, cân bằng về quyền lợi của chúng ta trong tổ chức này thế nào từ đó để chúng ta suy ra hành động để trong khoảng thời gian vừa qua.
Trong thời gian vừa qua, chúng tôi cũng nhận thấy là báo chí của chúng ta, các phương tiện truyền thông của chúng ta cũng đã có cái quan tâm rất là nhiều đến nội dung về hội nhập ASEAN, cụ thể là về nội dung cộng đồng kinh tế ASEAN. Thế nhưng dường như thông tin ở các cơ quan truyền thông của chúng ta và cách hiểu của nhiều người vẫn còn nhiều điểm khác nhau.
Thời gian qua, báo chí thì cũng nói đến rất nhiều những thách thức của việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN cuối năm 2015. Và có nhiều thông tin nói chúng ta chuẩn bị quá kém, không đối đầu được với những thách thức này.
Ví dụ: Một bài do một tác giả là nhân viên ở một công ty du lịch viết khi sang Campuchia, anh ấy gặp một em bé Campuchia ở một cơ sở mát xa thì em ấy nói à là bây giờ thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN rồi thì em phải đi học tiếng Việt, học tiếng Thái v.v… để hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN để đón đầu thì anh ấy mới liên hệ là đấy ở Campuchia một em bé mát xa như vậy, em ấy còn biết và chuẩn bị như vậy, trong khi chúng ta nước đến chân rồi cuối năm 2015 rồi mà dường như vẫn có thể còn thấy nhiều người dửng dưng, chưa có chuẩn bị gì cả. Cách hiểu như vậy có đúng nhưng cũng có cái chưa đúng. Vậy thì ASEAN thành một cộng đồng như vậy thì cơ hội với mọi người như thế nào, thách thức với mọi người như thế nào, giống như em bé như vậy chuẩn bị để hướng đến thị trường Việt Nam, hướng đến thị trường Thái Lan là nó đúng hay sai?.
Đúng là khi thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN, thách thức đặt ra rất là nhiều, thách thức qua cạnh tranh với các nước. Thế nhưng ASEAN cũng không phải là hướng đến chuyện cạnh tranh với nhau, thành lập một cộng đồng kinh tế là mọi người có thể đi ra nước này đến một nước khác để có thể làm việc được.
Ví dụ nhiều người cứ nghĩ là cuối năm 2015 chúng ta thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN thì dân của ASEAN có thể đi sang một nước Asean khác để làm việc, cái này báo cáo các đồng chí là không đúng. ASEAN thành lập cộng đồng kinh tế nhưng điều đó không có nghĩa là tự do rào cản, không có nghĩa là chúng ta là người Việt Nam chúng ta có thể sang Thái Lan, sang Malaysia, sang Singapore chúng ta có thể làm việc hợp tác tạo ra những cơ hội lớn như vậy. Ngược lại, nó có quy định riêng
Ví dụ như những người lao động của Campuchia người ta có thể sang Việt Nam làm việc thì nó cũng tương tự như vậy.
Và thêm nữa là thời điểm năm 2015 là thời điểm quan trọng nhưng không phải là kết quả thực hiện. Và quá trình hội nhập của chúng ta là một quá trình lâu dài, quá trình hội nhập ASEAN là như vậy. Nó là quá trình không phải là ngày một ngày hai, không phải là đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 chúng ta bất ngờ tỉnh dậy, chúng ta thấy là chúng ta là thành viên của một cộng đồng kinh tế lớn, rất phức tạp, nó là một quá trình. Thế thì hôm nay tôi cũng xin phép trong khuôn khổ thời gian của mình, tôi xin phép báo cáo một số nội dung:
* Nội dung thứ nhất là tổng quan về ASEAN,
* Tiếp theo đó giới thiệu về xây dựng mô hình hội nhập tính quốc tế như thế nào và tại sao dẫn đến việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN trong cái bối cảnh thế giới có những cái diễn biến mới như vậy thì các lãnh đạo ASEAN quyết định như thế nào và thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN như thế nào, nội dung của nó là gì, các cấu phần của nó là gì.
* Sau đó so sánh cái cộng đồng kinh tế ASEAN của chúng ta với một số hình thái hội nhập kinh tế khác mà chúng ta thấy nhiều trên thế giới. Đặc biệt, khi nói đến hội nhập kinh tế là nói đến cộng đồng kinh tế Châu Âu (EU) vừa rồi thành liên minh châu Âu, chúng ta thường liên hệ đến một mô hình mà nó rất nổi tiếng đó thế thì chúng tôi muốn so sánh với các hình thái khác thì nó như thế nào.
* Và sau đó, tôi xin giới thiệu với các đồng chí về những nét tổng thể như vậy thì chúng tôi cũng sẽ có cái liên hệ với cái quá trình tham gia của Việt Nam từ trước đến nay như thế nào? và đánh giá những cái cơ hội, thách thức là như thế nào? để chúng ta có thể liên hệ.
Vậy thì, ASEAN là thế nào? chúng ta thấy biểu tượng của Asean thì chắc nhiều đồng chí cũng nhìn thấy cái biểu tượng của ASEAN cũng thấy nó quen, thì cái biểu tượng này là gì, là cái biểu tượng của một bó lúa gồm 10 nhánh lúa là 10 thành viên. Thế thì tại sao lại như vậy?
Chúng ta thấy ví dụ như là biểu tượng của cộng đồng châu Âu. Nó là một số các ngôi sao thành cái vòng tròn, tức là họ muốn thành lập một cái khối riêng của họ, thế thì biểu tượng của ASEAN chúng ta thì chúng ta thấy là sao, những cái nhánh lúa ghép lại với nhau thành một bó lúa. Thế thì nó có lịch sử của nó, thưa các đồng chí là ASEAN chúng ta được thành lập chúng ta thấy rất là đa dạng. Đa dạng cả về văn hóa, chính trị, về kinh tế cả về tôn giáo, rất là khác biệt nhưng mà có một điểm chung mà chúng ta nhận thấy đó là cái khối những nước ở trong khu vực này thì thường chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những cường quốc bên ngoài.
Ví dụ về chúng ta chẳng hạn, ở khu vực Đông Dương, Đông Dương thì chúng ta được biết thì trước đây người Pháp gọi chúng ta là Indochina tức là chịu ảnh hưởng của Ấn Độ và Trung Quốc và nhiều nước bị cấm theo cái luồng này. Gần như là có cái lịch sử phụ thuộc. Sau đó thì phát sinh thêm những cường quốc đi vào khu vực, Chúng ta đều biết là phần lớn các nước ASEAN đều có những thời gian là thuộc địa của các nước cường quốc phương Tây, có lẽ là chỉ trừ Thái Lan. Thái Lan không là thuộc địa nhưng cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của Anh, còn phần lớn đã từng là thuộc địa và chịu ảnh hưởng.
Các ASEAN thì không phải cường quốc mà chỉ là những nước nhỏ, những nước ASEAN muốn sống chung với nhau vì phải đối mặt với những thách thức bên ngoài, cụ thể là ảnh hưởng từ những cường quốc bên ngoài như là Trung Quốc, Ấn Độ và các cường quốc khác. Cho nên cách duy nhất sống được là phải dựa lưng vào nhau, dựa lưng vào nhau thành một cái bó, bó lại với nhau như vậy. Biểu tượng EU là vòng tròn, tức học sống chung với nhau; còn bó lại tức là dựa vào nhau.
Chúng ta có 2 hình tượng:
Ở nước chúng ta hay gọi bó đũa, từng nước thì yếu không thể độc lập được vì nếu độc lập để mà tồn tại thì anh rất dễ bị các cường quốc bên ngoài bẻ. Thế cho nên là phải dựa lưng vào nhau thành cái bó, thế nhưng ASEAN quá khác biệt không giống hình tượng bó đũa của chúng ta. Mỗi nước có đặc thù chung và riêng và nó là mềm, không phải là một cái công cụ cứng bó chặt mọi người lại với nhau, đó là cái công cụ mềm, cùng với mục tiêu là để đối đầu với thách thức bên ngoài, thế nên chúng ta kết hợp với nhau như thế nào cho nó linh hoạt, nó phù hợp với điều kiện rất đa dạng của các nước ASEAN. Và chúng ta được biết những cái chuyện ấy, từ ngày xưa.
Ví dụ ở Trung Quốc có Khổng Tử đã dạy rồi, tức ông đã gọi các học trò đến lúc ông ấy già ông ấy mở mồm ra ông ấy bảo thế nhìn thấy gì trong miệng, thì há ra thì bảo thấy toàn cái lưỡi, răng rụng hết rồi. Thế thì ông nói đấy, răng thì cứng rụng hết, lưỡi thì mềm thì còn. ASEAN cũng tạo ra cái hình tượng như vậy, phải mềm phải linh hoạt và chính cái linh hoạt này tạo nên cái đặc thù của ASEAN. Và cái bó đó là như vậy, tạo thành cái cộng đồng chung, tạo thành cái tiếng nói chung, để đối đầu với cái thách thức bên ngoài, đối đầu với cái ảnh hưởng từ bên ngoài. Đây là cái hình tượng mà rất là đúng với ASEAN và nó cũng rất là đúng khi chúng ta áp dụng vào cái cộng đồng kinh tế ASEAN của chúng ta. Hôm nay tôi sẽ trình bày rõ hơn,
- Thứ nhất là nó như thế nào?, nhưng mà các anh các chị luôn nhớ khi mà hình dung về ASEAN đó là hình tượng bó lúa này, đây chính là cái kim chỉ nam cho hoạt động của chúng tôi. Với những người làm trực tiếp về ASEAN như chúng tôi thì cũng luôn định hướng là như vậy, chúng ta không phải là hội nhập ASEAN với mục đích là hướng đến ASEAN, chúng ta tham gia ASEAN không có nghĩa là chúng ta chỉ hướng đến xuất khẩu sang Thái Lan chẳng hạn, xuất khẩu sang Singapore hay xuất khẩu sang Malaysia, Indonesia. Quan trọng hơn đó là cái hướng ra bên ngoài. Đó là cái hệ quả trong cái hợp tác của ASEAN này, trong đó có cả cái nội dung hợp tác về mặt kinh tế. Tất nhiên về chính trị chúng ta có thấy rõ ràng hơn, rồi chúng ta thấy khi mà có vấn đề Biển Đông thì mặc dù các nước có khác biệt, mặc dù chúng ta có tranh chấp Biển Đông với vài nước ASEAN khác, chúng ta có tranh chấp với Malaysia, vấn đề chồng lấn với Malaysia, vùng Brunei tuyên bố chủ quyền với Trường Sa chẳng hạn. Nhưng mà chúng ta, các nước ASEAN cùng nhau phối hợp đối đầu với cường quốc lớn thế nhưng có thể nhận thức ASEAN có sự khác biệt, chúng ta tạm gác lại khác biệt đó và bó nhau lại thành khối gì đó mạnh hơn để đối đầu với những cái sức mạnh ở bên ngoài. Để rõ hơn thì tôi xin phép được giới thiệu các số liệu về các nước ASEAN, thì chúng ta đều biết: ASEAN có 10 nước thành viên trong đó thì gia nhập ASEAN ở những năm khác nhau và bắt đầu thành lập tổ chức này năm 1967, khi đó thì có một cái điều mà chúng ta có lẽ còn nhớ tương đối đặc thù là lúc đó ASEAN thành lập vì mục đích chính trị chứ không phải mục đích kinh tế. Mục đích chính trị ở đây theo nhiều người nhận xét thậm chí là để đối đầu với Việt Nam và nói rộng ra hơn là đối đầu với ảnh hưởng của Chủ nghĩa xã hội mà nó tác động thông qua Việt Nam đi xuống khu vực Đông Nam Á. Chúng ta đều biết ASEAN thời kỳ đó lực lượng cộng sản thì bắt đầu nổi lên ở các nước như là Philippin như là Malaysia v.v… cho nên họ cũng rất là e dè và họ thường gắn với chuyện đó với Trung Quốc vì Trung Quốc lúc đó đại diện cho chủ nghĩa xã hội nên là chúng ta phần lớn dựa rất nhiều vào người hàng xóm của chúng ta để chúng ta có thể thống nhất được đất nước cho nên các nước trong khu vực cũng e dè thành lập những cái khối này để tạm gọi là đối đầu với Việt Nam. Đây là nhận xét của nhiều học giả trên thế giới khi mà khối ASEAN 1967 được thành lập. Tức là trọng tâm là về chính trị. Bây giờ chúng ta thấy là ở nhiều nước ASEAN thì vẫn có những cái luật nó còn tàn dư lại của những thời gian đó.
Ví dụ các đồng chí mà sang Malaysia, sang Indonesia thì thấy (thậm chí Indonesia họ đưa vào hiến pháp) qui định là cấm tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản thế ví dụ chúng ta sang gọi là đảng viên Đảng cộng sản, Tổng Bí thư chúng ta sang thăm và họ đặt vấn đề có vi phạm hiến pháp không (vì Tổng Bí thư của ta là cộng sản), đó là những tàn dư, hiện tại bây giờ ít ai sử dụng cái đó nữa nhưng nó vẫn rất khác biệt về mặt chính trị ở trong khối rất là lớn.
Thế còn dân số thì sao?, dân số thì chúng ta đều thấy ở đây nước nhỏ nhất ở trong ASEAN là Brunei thì có khoảng hơn 400.000 dân thôi. Thế nước lớn nhất khoảng 250 triệu dân là Indonesia, còn các nước khác thì thì dân số rất khác nhau Singapore họ chỉ là một thành phố thôi, trong khi là Indonesia, Phillippin hàng nghìn hòn đảo rất là rộng, diện tích rất là rộng, tức là ở đây dân số cũng khác nhau và tổ chức mô hình địa lý cũng khác nhau. Singapore là hoàn toàn không có nông thôn, chỉ có một thành phố thôi, thế thì ở đây có thể thấy rất là đa dạng, rất là đa dạng.
Thế về qui mô kinh tế thì sao?, chúng ta thấy có những nước mà qui mô kinh tế chỉ vài chục tỷ USD thôi, như là Campuchia, Lào chẳng hạn, mấy tỷ đô rất là nhỏ. Trong khi đó có Indonesia thì quy mô kinh tế rất là khá. Thế nhưng mà tổng thể lại thì tất cả các nền kinh tế ASEAN không có một nền kinh tế nào được coi là nền kinh tế lớn trên thế giới cả. Tức là nếu chúng ta nhập toàn bộ nền kinh tế ASEAN lại và đem so sánh thì không có nền kinh tế ASEAN nào rơi vào 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới cả. Để so sánh Indonesia hơn 800 tỷ USD so với một nước như là Pháp, Anh thì GDP của họ cỡ khoảng 2.500 tỷ, hơn 2.500 tỷ. Một nước chỉ cỡ như cường quốc cỡ nhỏ thôi chứ chưa phải cường quốc mạnh, đừng so với Đức, rồi so với Nhật, rồi so với Trung Quốc, rồi so với Hoa Kỳ là những nền kinh tế lớn hơn hẳn rất là nhiều. Tức là ASEAN thì cái qui mô của từng nền kinh tế cũng rất là khác nhau rồi thế nhưng có cái đặc điểm chung là kể cả cái anh lớn nhất thì qui mô kinh tế cũng chưa nhầm nhò gì so với các cường quốc trên thế giới.
Để mà nói nếu như chúng ta coi từng nước ASEAN đem ra ngoài để cạnh tranh thì rất khó, qui mô kinh tế như vậy mà mình cạnh tranh với những anh bên ngoài thì rất là khó. Thế còn về thu nhập đầu người thì sao, thì chúng ta đều thấy là thu nhập đầu người của ASEAN có cái mức chênh lệch kinh khủng nhất, có lẽ là một trong những khối ở trên thế giới có mức chênh lệch về thu nhập đầu người dữ nhất, thuộc loại lớn nhất trong tất cả các khu vực.
Ví dụ như là thu nhập đầu người của Myanma hay là của Campuchia so với thu nhập bình quân đầu người của Singapore chẳng hạn, chưa bằng 1/50. Tức là làm 50 ngày bằng họ làm 1 ngày, trong khi là chúng ta thấy các khu vực khác trên thế giới có chuyện đó không, xin thưa là không. Hay ví dụ Bình quân thu nhập EU 8.000USD/người, nước cao thì khoảng 40.000USD/người, so với 8.000 thì hơn 5 lần. Còn ASEAN thì hơn 50 lần, chúng ta thấy cái khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các nước trong ASEAN là khủng khiếp.
Chính vì vậy mà nó dẫn đến cái đặc thù như tôi nói ở đầu, tức là nếu như chúng ta mà ASEAN cho mở cửa để người lao động di chuyển tự do giữa các nước như khối EU chẳng hạn, thì chắc là ngày hôm sau thôi thì Singapore ngập người của những nước khác thôi kể cả người Việt Nam,… tội gì mà không sang đấy để kiếm việc với lương mấy nghìn USD một tháng, chúng ta ở đây cũng nhiều người không có chuyên môn thì sang Singapore lái taxi lương vài nghìn đô. Thế nên là do sự chênh lệch như vậy nên nó tạo ra một cái sự khác biệt rất là lớn giữa các nước trong khu vực ASEAN. Nhưng có một điểm chúng ta đều thấy là tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong ASEAN rất là cao, rất là cao. Tuy nhiên cũng có những nước là nó không cao lắm và theo từng giai đoạn nhưng ở đây thì theo một nghiên cứu từ năm 2003 - 2013 thì tốc độ tăng trưởng trung bình của các nước trong ASEAN là khá cao.
Và có thể thấy là dù là chúng ta thấy ở Asean thu nhập đầu người ở mức thấp thế nhưng đang vươn lên rất mạnh mẽ. Đây là một nghiên cứu của quốc tế do ASEAN đặt hàng một công ty hàng đầu về tư vấn của Hoa Kỳ nghiên cứu. Thế thì có một cái điều thú vị họ nhận ra là ASEAN là các nước trong giai đoạn đầu thu nhập đi từ mức gần như không có gì tức là họ chọn thu nhập đầu người từ 1.300 USD lên 2.600 USD Mỹ, là mức bắt đầu đến mức thu nhập trung bình thấp theo phân loại của Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF. Tức là mức đầu tiên là cái mức của nước chậm phát triển, bắt đầu trên 2.000 USD – 2.500 USD là bắt đầu chúng ta đi vào cái nước gọi là có thu nhập trung bình nhưng mà ở mức thấp thì các nước ASEAN rất là nghèo. Họ nghiên cứu thấy ngày xưa ví dụ nước Anh làm cái chuyện này thì mất hơn 150 năm họ mới làm chuyện này, nước Anh là nước cha đẻ của công nghiệp hóa, nước công nghiệp hóa đầu tiên. Hoa Kỳ thì đi tắt đón đầu theo sau cũng mất trên 50 năm. Thế nhưng các nước ASEAN về sau này đi rất là nhanh, thường các nước phát triển nhất như Malaixia, Singapore,… họ có xuất phát điểm. Đặc biệt, Việt Nam chúng ta là một nước đi nhanh nhất trong giai đoạn từ không có gì lên nước trung bình thấp thậm chí là nhanh hơn cả Trung Quốc, Trung Quốc họ mất 12 năm để đi được đến cái mức đó. Nhưng để đi từ mức không có gì đến trung bình thì dễ nhưng đến bước thứ hai thì lại gặp khó khăn. Chúng ta đều thấy bây giờ các nước đều đang gặp phải.
Ví dụ như thấy các anh hàng xóm của chúng ta như Thái Lan chẳng hạn, họ lên rất là nhanh với cái mức bây giờ khoảng 6-7 nghìn thì họ vươn lên cái mức đó rất là nhanh nhưng mà vừa vươn lên cái mức đấy thì bắt đầu có những cái cản trở. Vừa rồi thì chúng ta nghe thấy một số nhà học giả dùng cái khái niệm “bệnh thu nhập trung bình”, “bệnh thu nhập trung bình” tức là đến mức thu nhập trung bình rồi mà vươn lên tiếp thì khó.
Thế thì ASEAN của chúng ta có cái điểm chung là xuất phát điểm thì nhiều nước rất là nghèo nhưng vươn lên cũng rất là nhanh, vượt nghèo thì dễ thế nhưng bây giờ muốn trở thành nước giàu, muốn trở thành nước giàu thì rất là khó và thách thức rất là lớn. Đây là một điểm chung của các nước ASEAN. Mặc dù chúng ta thấy là có rất nhiều điểm khác biệt, vô vàn những điểm khác biệt. Nhưng mà ở đây cũng có điểm chung là chúng ta, các nước ASEAN đều đang ở mức trung bình và đang hướng vươn lên ở mức cao hơn. Việt Nam chúng ta cũng là như vậy.
Vậy thì hợp tác ASEAN muốn đi tiếp thì trên thế giới có những cái mô hình nào về hội nhập khu vực để mà chúng ta hội nhập. Báo cáo các đồng chí là có rất nhiều tên gọi nhưng mà nói nôm na lại là có mấy cái mô hình hội nhập của khu vực thôi.
Trong thương mại cái quan trọng nhất là những cái hiệp định thương mại ưu đãi thông thường dành cho nhau một số ưu đãi (giảm thuế ưu đãi,…) cái này là cái cơ sở nhất. Bước tiếp theo là nó sẽ lên khu vực thương mại tự do, tiếng Anh gọi tắt nó là FTA. Đây là cái bước mà ASEAN hiện nay đã làm. Chúng ta đã có khu vực thương mại tự do ASEAN, gọi là AFTA xây dựng từ lâu rồi, từ năm 1994-1995 chúng ta xây dựng rồi thì đến nay đã hoàn thành rồi.
Chúng ta là nước đi sau, gia nhập ASEAN sau thì cũng đã xây dựng gần xong rồi, chúng ta hiện nay đã giảm thuế 93% điểm thuế. Nước vào sau như chúng ta đã gần hoàn thành rồi, những nước vào trước họ đã gần như hoàn thành rồi. Tức là hiện những cái rào cản cho hàng hóa di chuyển tự do giữa các nước trong khu vực là đã được bãi bỏ để hình thành nên một khu vực trong đó thương mại có thể di chuyển tự do giữa nước này với nước kia, thì ASEAN gần như đã hoàn thành. Tất nhiên 4 nước gia nhập ASEAN sau, được gọi là C-L-M-V. C là Campuchia, L là Lào, M là Myanma, V là Việt Nam, 4 nước này thì có lộ trình dài hơn vì do gia nhập sau. Còn 6 nước gia nhập trước là tạo ra cái gọi là di chuyển thương mại tự do trong khu vực. Vậy thì muốn đi tiếp thì làm thế nào? Đi tiếp thì có lựa chọn nào để chúng ta đi tiếp?
Thứ nhất đó là liên minh thuế quan, tức là hình thức các nước cùng nhau thành lập một điểm thuế chung, điểm thuế này áp dụng với tất cả các nước trong khu vực. Ví dụ chúng ta thấy là khi mà hàng của chúng ta xuất khẩu sang một nước EU, (đi vào Bungari chẳng hạn) thì từ đó là qua hải quan cho nên từ đó có thể đi luôn sang Anh, sang Pháp, sang Đức, sang tất cả các nước trong khối EU. Tức là họ có điểm thuế thống nhất, tức là với Việt Nam họ có điểm số thuế chung thì họ mới làm được chuyện đó. Thế còn ASEAN thì không như vậy. Ở ASEAN nếu như mà hàng được đưa vào Việt Nam mà bây giờ chúng ta muốn đưa lại sang Thái Lan thì chúng ta phải làm việc hải quan lại không?. Có, chắc chắn là có, tức là cái hàng nó đi vào khối ASEAN rồi, đi vào nước Việt Nam rồi, nhưng mà để đi tiếp sang Campuchia, sang Thái Lan, sang Singapore, sang Malaysia, sang các nước ASEAN khác thì không được, nó bị chặn ngay tại biên giới của Việt Nam rồi. Sang đó là phải làm lại thủ tục từ đầu, thế còn nếu như mà thành lập được liên minh thuế quan, có một điểm thuế chung thì hàng hóa đi vào đó có thể di chuyển tự do giữa các nước và họ trở thành một lãnh thổ hải quan thống nhất qua được một cửa, qua được nó là hàng hóa đi lại vô tư, từ nước đến nước kia là vô tư. Đây là mô hình mà nhiều nước đang thực hiện. Ví dụ chúng ta thấy là để cân bằng ảnh hưởng của EU, thì vừa qua là Nga quyết định thúc đẩy cái hợp tác với một số nước ở trong khu vực như là Belarut, như là Kazaktan gần đây thì có thêm Armenia, Kyrgyzstan. Thế thì cái việc đầu tiên họ làm, báo cáo các đồng chí là không phải thành lập khu vực thương mại tự do giữa các nước này đâu, họ đẩy một cái lên nhanh cái liên minh thuế quan, hay gọi là liên minh hải quan. Ta có thể thấy là ta đàm phán cái hiệp định thương mại tự do với liên minh hải quan rồi Nga, Belarut, Kazaktan trước đây cũng thế. Tức là họ đặt một cái họ nhảy thẳng lên luôn, họ không cần đi qua giai đoạn thương mại tự do nữa, họ lên thẳng. Vì thương mại của họ quá mạnh rồi, thâm nhập của họ với nhau quá mạnh rồi nên họ mới đẩy nhanh lên vậy. Nhưng ASEAN chúng ta thì chưa.
Và, tại sao lại chưa? Thì nó chính là cái nguyên nhân mà chúng tôi báo cáo các đồng chí lúc đầu, là cái sự khác biệt quá lớn giữa các nước ASEAN. Nước ASEAN kiểu như thế thì làm sao mà hàng hóa nó đi vào nước này nó chuyển sang nước khác được, chúng ta sản xuất các mặt hàng khác nhau, chúng ta có thủ tục khác nhau, chúng ta quản lý khác nhau thì làm sao mà làm cái chuyện đó. Thế cho nên là cái này thì với Asean thì có thể thành lập được không? Thì theo cái đánh giá, có lẽ là trong tương lai ngắn trước mắt thì chưa thực hiện được, vì những cái khác biệt quá lớn.
Thứ hai, cái mô hình thứ 2 đó là thị trường chung, gọi thị trường chung là thế nào?
Nhân tố sản xuất được di chuyển một cách tự do giữa các khu vực, giữa các nước trong khu vực đó.
Nhân tố sản xuất là gì? Là gồm có hàng hóa, gồm có lao động, gồm có vốn, gồm có dịch vụ, đầu tư những cái đó di chuyển tự do trong nội bộ khu vực. Thế thì cái này là cái mô hình mà rất nhiều nơi họ thành lập, nhưng mà tất nhiên tất nhiên để mà hoàn hảo tất cả các nhân tố sản xuất đều có thể di chuyển tự do trong khối thì có lẽ là khó. Cho nên là ở nhiều khối thì họ không hướng đến cái tự do hoàn toàn tất cả các nhân tố sản xuất này mà cố gắng tối đa.
Ví dụ cái gì dễ thì làm trước, hàng hóa thì làm trước, dịch vụ thì làm trước, đầu tư có thể làm trước, lao động thì chọn ví dụ lao động có tay nghề cao, có kỹ năng, ví dụ anh phải có mấy cái bằng Master tốt nghiệp ở Mỹ thì anh mới được sang Singapore làm việc, thế còn không phải là lao động phổ thông sang lái taxi thì không được. Thế thì như vậy thì, cái này là cái mà ASEAN cần nghiên cứu mà nó là hợp lý nhất đối với điều kiện đặc thù của ASEAN, đó là thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN. Đây là cái mô hình tiến tới cộng đồng chung chính là mô hình ASEAN theo đuổi. Cuối cùng nó có mô hình còn cao hơn, vấn đề này ASEAN suy nghĩ rất nhiều rồi, đó là liên minh kinh tế tiền tệ.
Ví dụ như Liên minh châu Âu chẳng hạn, thành lập đồng Euro làm đồng tiền chung. Ở đó chúng ta thấy như Hy Lạp chẳng hạn, bây giờ họ không có Ngân hàng Trung ương nữa, không có Ngân hàng Nhà nước của họ nữa, họ là tất cả là dựa vào đồng tiền chung của châu Âu thôi, phụ thuộc hoàn toàn vào châu Âu. Thì đây là cái mà ASEAN cũng nghĩ đến nhưng mà chắc rất là dài hạn, có lẽ là đời con cháu chúng ta sẽ bàn cái chuyện này chứ còn cái trước mắt thì cũng do cái điều kiện quá đặc biệt, quá khác biệt giữa các nước cho nên mình chưa tính đến chuyện này.
Thế thì với cái tính toán là chúng ta theo cái mô hình nào?
Cái đầu tiên là chúng ta phải tính xem cái gì chúng ta đang phải đối đầu và cần phải vượt qua. Khi đặt ra cái mục tiêu để hội nhập sâu hơn trong khu vực, giữa các nước ASEAN với nhau thì vấn đề là đánh giá xem xu hướng nào tác động đến khu vực nhiều nhất. Theo đánh giá chung, một thì cái xu hướng tác động mạnh đến cái thay đổi mạnh mẽ đến khu vực trong thời gian tới thì đầu tiên ta thường nói đến xu hướng toàn cầu hóa, ta đều biết là cái quá trình toàn cầu hóa diễn ra rất là mạnh mẽ trong thời gian qua.
Và cái khái niệm mà nhiều người thường nhắc đến là khái niệm “thế giới phẳng”, như ta đã biết là có cuốn sách đã được dịch sang tiếng Việt của ông Thomas Friedman viết về thế giới thẳng, ông cũng đã đến Việt Nam chúng ta, vì Việt Nam là một trong những nước mà quá trình toàn cầu hóa diễn ra rất mạnh. Thế thì đây là xu hướng mà theo đánh giá theo mô hình người ta tính toán thì nó sẽ tác động đến GDP của ASEAN từ 5-12%, tức là khả năng tận dụng của các nước Asean như thế nào. Thế thì bây giờ nó đã hình thành nên một cái chuỗi giá trị toàn cầu, toàn cầu hóa hình thành nên chuỗi giá trị toàn cầu, thế thì vấn đề ở đây có thể là theo ta phải nắm bắt, tham gia được cái sân chơi chung đó không?
Với các nước ASEAN nếu như mà làm tốt thì có thể là tăng được GDP đến 12% nếu như chúng ta nắm bắt được cái xu thế này đến năm 2030 nếu các nước Asean làm tốt được cái chuyện này có thể tăng thêm GDP trên 12% nếu như chúng ta làm tốt cái chuyện này.
Cái thứ 2, nó vừa là cơ hội vừa là thách thức, tất cả những cái gì vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các nước ASEAN chính là quá trình đô thị hóa diễn ra rất là nhanh, rất là mạnh. Có thể thấy ASEAN phần lớn (trừ Singapore) dân số nông thôn chuyển về thành thị rất là lớn. Với những cái đó thì nó đặt ra một loạt các vấn đề, ví dụ như là vấn đề công ăn việc làm thế nào, vấn đề tạo ra tầng lớp trung lưu, tầng lớp tiêu dùng ở thành thị, có tầng lớp trung lưu mới có được thị trường. Dân nào cũng vậy, nếu như mà chỉ dựa vào thị trường nông thôn không thì không có được thị trường, thị trường nó phải tập trung. Chúng ta đều thấy là sao cái siêu thị chủ yếu nhiều nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh, sau đó đến Hà Nội, thỉnh thoảng lẻ tẻ đến các tỉnh chủ yếu là về thành phố của tỉnh. Là cái quá trình đô thị hóa là cái quá trình diễn ra rất là mạnh và nó có thể tác động rất là lớn đến các nước, nếu như xử lý tốt cái chuyện này thì có thể tăng trưởng GDP của các nước ASEAN sẽ tăng 10 – 18%. Nhưng nếu như không xử lý tốt thì chúng ta thấy nó cũng sẽ hạn chế cái phát triển của các nước ASEAN rất là nhiều. Ta thấy như bản thân chúng ta thôi, như là thành phố Hồ Chí Minh tôi vào hôm qua thấy kẹt xe rất là nhiều, Hà Nội cũng vậy. Nếu như chúng ta không xử lý chuyện này được thì đây là cơ hội cũng chính là thách thức rất lớn. Và các nước ASEAN hiện phải đối đầu với chuyện này.
Và cái xu hướng thứ 3, đó là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, những cái như là, bây giờ chúng ta thấy điện thoại di động chẳng hạn, phát triển rất là nhanh. Có thể mua sắm trên điện thoại di động, có thể làm đủ thứ trên điện thoại di động, thanh toán tiền và nhiều thứ, công nghệ đó thay đổi cuộc sống rất là nhiều, rồi những cái gọi là dịch vụ điện toán đám mây, rất là mạnh đến cái những cái hoạt động của cuộc sống. Thế thì nó thay đổi mạnh mẽ không phải chỉ ở các nước ASEAN chúng ta thôi mà tất cả thế giới nó là như vậy, cái này cũng là cơ hội như cái thách thức rất là lớn nếu như muốn thay đổi toàn bộ. Thế nhưng trong đó thì có những điểm chung, điểm riêng thế nhưng mà đối với Việt Nam, cũng như các nước ASEAN khác thì nội dung quan trọng đó là xu hướng toàn cầu hóa là như thế nào?
Thì theo nghiên cứu mà ASEAN đặt hàng thì họ tính xem là tác động của toàn cầu hóa, của các nhân tố đối với tăng trưởng của các nước Asean là như thế nào?.
Họ chia ra làm 4 yếu tố có xuất khẩu, đầu tư, có tiêu dùng của chính phủ và tiêu dùng của tư nhân, cái tiêu dùng của chính phủ và tiêu dùng của tư nhân. Thế thì đóng góp của vấn đề này vào tăng trưởng của các nước phát triển, của các nước như thế nào, tăng trưởng GDP của các nước là như thế nào? Nếu như lấy cái yếu tố tác động trực tiếp nhất đến, trực tiếp nhất của toàn cầu hóa thì là yếu tố về xuất khẩu. Thì nước mà tăng trưởng về xuất khẩu nhiều nhất chính là Singapore, thế còn nước thứ 2 trong khu vực ASEAN là ai, là Việt Nam chúng ta, Việt Nam chúng ta mặc dù tiêu dùng rất mạnh nhưng mức đóng góp của tiêu dùng cũng rất là hạn chế. Mà cái chủ yếu ở đây chính là xuất khẩu, chiếm trên 60%, chiếm trên 60% là từ cái quá trình hội nhập đem lại.
Ngoài ra, cái phần đầu tư nó cũng có đóng góp của quá trình hội nhập này. Ở các nước khác thì nó có khác biệt
Ví dụ như là Brunei chẳng hạn, nước nhỏ chủ yếu dựa vào dầu khí thôi họ chẳng cần xuất khẩu làm gì. Dầu khí họ làm ra thì các nước xin mua vì đây là vấn đề an ninh năng lượng nên các nước cần đến họ chứ họ chẳng cần hội nhập làm gì. Trong khi đó, đóng góp của xuất khẩu đến phát triển GDP của Brunei chẳng hạn, âm 1%, tức là họ trừ chứ không phải là cộng nhưng chủ yếu của họ là đầu tư vào nước khác nên họ rất là nhiều tiền, bán dầu rất nhiều tiền, nên chẳng cần đầu tư, chẳng cần tính toán gì cả. Thế nhưng mà đối với tầm nhìn lớn với nước khác thì cái toàn cầu hóa này có tác động rất là mạnh đến tăng trưởng của các nước.
Chúng ta thấy là hội nhập toàn cầu hóa quan trọng như vậy đối với các nước ASEAN nhưng chúng ta chơi được một mình không. Thế thì dựa vào so sánh chúng ta thấy chúng ta nằm ở đâu. Cái quan trọng nhất để mà cạnh tranh được (đương nhiên vốn, công nghệ là hàng đầu) yếu tố quan trọng hàng đầu mà người ta thường nói đến đó là năng xuất lao động. Tại vì vốn chúng ta đều thấy có thể di chuyển được, nếu như mà chúng ta làm tốt thì chúng ta có thể là thu hồi được vốn, từ nước khác đổ về Việt Nam. Nhưng năng xuất lao động tạo được rất là khó. Hiện nay tiền lương của chúng ta so với các nước rất là thấp.
Ở đây chúng tôi chủ yếu là so với Trung Quốc và các nước chúng ta tham gia toàn cầu hóa, nếu tham gia toàn cầu hóa thì sao? nôm na là phải cạnh tranh với Trung Quốc. Không phải chỉ chúng ta mà các nước trên thế giới đều thế cả.
Bây giờ so sánh với Trung Quốc thì chúng ta thấy là lương trong ngành chế tạo, ở đây lấy ngành chế tạo thôi, không lấy nông nghiệp không lấy những thứ khác. Cái toàn cầu hóa ở đây chỉ nói về sản xuất để bán ra thế giới, thì cái mảng tiền lương của ngành chế tạo. Thì chúng ta trong số những nước ASEAN có lương rất là thấp, tất nhiên là cao hơn Campuchia cao hơn Lào, nhưng mà so với các nước khác như là Thái Lan, như là Philippin thì không đến nỗi nhiều. Đặc biệt là so với Trung Quốc chúng ta rất là thấp, điều đó nói đến là về mặt lương thì chúng ta có cái lợi thế cạnh tranh với các nước thế nhưng cái lương đó nó chỉ một phần thôi. Một người lao động đó làm ra được bao nhiêu sản phẩm mà người ta gọi năng xuất lao động như thế nào là quan trọng hơn. Thế thì năng xuất lao động trong ngành chế tạo của chúng ta hiện nay rất là thấp, cực kỳ là thấp. Cái này thì đài, báo chúng ta thấy nói nhiều rồi, vừa rồi từ năm ngoái đến năm nay thấy nói rất là nhiều rồi. Và đúng là cái này là cái cản trở cạnh tranh toàn cầu của chúng ta. Tức là một công nhân của chúng ta nếu mà làm thì chỉ làm ra 3.800 USD một năm sản phẩm, năng xuất lao động là 3.800 USD. Trong khi đó ở Trung Quốc thì họ làm được 57.000 USD, cao hơn chúng ta rất là nhiều.
Thế thì với năng xuất lao động như vậy, với tiền lương như vậy thì chúng ta so sánh như thế nào với các nước khác trong khu vực, đặc biệt là với Trung Quốc, thì chúng ta vẫn còn kém Trung Quốc 73%, nếu như mà ta trả 1 đồng để cho công nhân làm ra sản phẩm thì cái lương của chúng ta, cái khả năng của chúng ta về năng xuất lao động còn kém Trung Quốc tới 73%, tức là chúng ta chỉ bằng ¼ của Trung Quốc thôi. Các nước ASEAN khác thì sao? Họ cũng khá hơn nhưng chỉ có một mình Singapore là còn hơn được Trung Quốc thôi, các nước khác thì vẫn còn kém. Mình Singapore là hơn thôi, nhất là ngành chế tạo, tuy nhiên Singapore còn hơn về cả dịch vụ. Còn các nước khác cạnh tranh với Trung Quốc thì rõ ràng là không cạnh tranh được rồi, qui mô thị trường đã kém rồi, nền kinh tế đã kém xa như vậy rồi, năng xuất lao động như thế này, như thế này thì làm sao mà cạnh tranh được. Thì rõ ràng mục tiêu lớn là quay lại hình tượng ban đầu là bó lúa để dựa vào nhau mà sống để mà cạnh tranh, để mà tham gia toàn cầu hóa. Nếu không thì nằm ngoài tiến trình đó chúng ta thấy là những nước nằm ngoài cái quá trình toàn cầu hóa là khả năng để bám đuổi, để phát triển là hầu như không có. Cũng có nước họ có tài nguyên rồi họ chẳng cần toàn cầu hóa như Ả rập Xê út chẳng hạn, họ cừ đào lên dầu họ bán thôi chẳng cần hội nhập hay chẳng cần cái gì cả. Thế nhưng những cái nước ở ASEAN thì rất là khó, thế thì như vậy phải đặt ra cái mục tiêu chúng ta phải hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Ở đây như tôi giới thiệu lúc đầu về ASEAN, tất cả hợp tác của Asean luôn luôn nhìn, hướng đến bên ngoài và trong giai đoạn này là hướng đến cạnh tranh thế nào với Trung Quốc. Có thể tới đây là Ấn Độ, Ấn Độ cũng đang nổi lên rất là mạnh. Làm sao mà dựa vào nhau mà sống, chúng ta dựa vào nhau mà sống, thế cho nên là như ví dụ tôi nói lúc ban đầu là cái cậu bé ở Campuchia nghĩ như vậy thì cũng đúng thôi, nó tạo ra những cơ hội thế nhưng mà nó chưa đủ. Và định hướng của chúng ta nếu chỉ dựa vào các nước ASEAN thôi thì chưa đủ và khó. ASEAN chỉ dựa vào nhau để làm ăn, để cạnh tranh ra bên ngoài. Hội nhập ở đây không phải là chúng ta chiếm thị trường Thái Lan, chiếm thị trường Indonesia mà chúng ta là muốn dựa vào nhau để cạnh tranh với Trung Quốc với Ấn Độ để có thể chiếm được thị trường Mỹ, chiếm được thị trường EU. Đấy là mục tiêu của các nước ASEAN và chúng ta thường vẫn hay nói hội nhập ASEAN thì Thái Lan người ta sang người ta chiếm Việt Nam, chiếm ngành bán lẻ, chiếm ngành này ngành kia. Tất nhiên, nó đang cạnh tranh là một hệ quả, hệ quả đó đó nhiều trường hợp không cần cộng đồng kinh tế thì nó cũng diễn ra rồi, tức là giữa hàng xóm với nhau thì bao giờ cũng có những cái giao lưu về mặt kinh tế. Nhưng mà cái mục tiêu của họ nó là mục tiêu phát triển kinh tế, Thái Lan muốn sang chiếm thị trường Thái Lan, chiếm thị trường là phía Thái Lan chiếm thị trường Việt Nam, chiếm thị trường Campuchia, chiếm thị trường Lào, việc đó thì chúng tôi xin thưa là không phải, vì họ có chiếm tất cả thị trường của mấy nước này thì cũng không thể phát triển đạt mục tiêu hộ mong muốn. Thái Lan là họ muốn thành nước thu nhập cao, họ đã trung bình khá rồi mà chúng ta đã biết là tổng GDP của Lào, Campuchia, Việt Nam, Myanma cộng lại cũng không bằng GDP của Thái Lan, vẫn còn kém. Riêng họ khai thác cái thị trường nội địa của họ cũng đã vượt những thị trường này rồi thế nhưng mà mục tiêu của Thái Lan không phải là hội nhập ASEAN này là để chiếm các thị trường đó. Vì nó không đủ mục tiêu của họ, mục của họ là lớn hơn, Indonesia cũng vậy, Singapore cũng vậy, các nước cũng vậy và chúng ta thì cũng như vậy. Nếu chúng ta buôn bán được nhiều hàng của các nước ASEAN thì tốt chứ không ai nói là không nhưng chúng ta phải dựa vào nhau mà sống. Đó là mục tiêu của ASEAN, với cái mô hình như vậy thì ASEAN sẽ dễ dàng hội nhập.
ASEAN có một cái quá trình hội nhập rất là lâu dài, từ khi thành lập năm 1967 thì chủ yếu tập trung vào mục tiêu phát triển, hòa hợp, ổn định và chất lượng, mục tiêu chính trị là chính thôi chứ chưa có kinh tế gì.
Đến năm 1977 thì bắt đầu có cái mô hình hợp tác kinh tế đầu tư, là thành lập cái hổ trợ thương mại ưu đãi, tức là trong 5 cái mô hình phát triển kinh tế như tôi đã báo cáo với các đồng chí lúc đầu ấy thì cái mô hình đầu tiên gọi là mô hình thỏa thuận thương mại ưu đãi.
Năm 1992, trước khi chúng ta gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, năm 1992 ta chưa gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, thì họ quyết định thành lập khu vực thương mại tự do cộng đồng kinh tế ASEAN, nó là cái mô hình thứ 2 như tôi đã báo cáo các đồng chí trong 5 cái mô hình.
Ví dụ có 5 các bậc thang để hội nhập thì đây chính là cái bước thứ 2 của quá trình hội nhập đó. Thì từ năm 1992 chúng ta đã làm rồi, khi mà chúng ta tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN thì chúng ta tất nhiên phải tham gia cái này. Khi đó thì chúng tôi nhớ khi mà bàn đến cộng đồng kinh tế ASEAN thì quyết định một, vì đây là một quyết định chính trị đó là chúng ta phá thế bao vây cấm vận chúng ta phải hội nhập với khu vực thôi. Mà còn nhớ lúc đó chúng ta còn bị Hoa Kỳ cấm vận nữa mà Hoa Kỳ cấm vận thì những nước khác như Nhật Bản, những nước khác họ không dám chơi với chúng ta. Thế thì cái bước duy nhất để chúng ta cắt cái vòng kim cô này là tham gia với cộng đồng kinh tế ASEAN, thì tôi nhớ khi đó thông qua quyết định chính trị như vậy xong rồi mới bàn thảo nền kinh tế như thế nào. Thì hóa ra có cái Hiệp định thương mại tự do ASEAN trong đó thì có cái Hiệp định CEPT (Hiệp định Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung) lúc đó đồng chí Bộ trưởng Tài chính thời gian đó cầm cái tài liệu của nó nhiều lắm, một tập thế này lên báo cáo thế là cấp lãnh đạo chúng ta họ nghe tên nó là cái gì, theo cộng đồng kinh tế ASEAN thì nó phát sinh ra cái chuyện này.
Thế thì thấy tài liệu nó nhiều quá Bộ trưởng Tài chính lúc đó lại báo cáo với các anh là cái này là nó, trước đây chúng ta tham gia xã hội chủ nghĩa chúng ta tham gia Khối SEV.
Từ năm 1995, đúng thời điểm Việt Nam chúng ta tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN thì họ manh nha, họ mở rộng sang một số lĩnh khác nữa.
Ví dụ như là đầu tư và sau đó thì đến giai đoạn bắt đầu xúc tiến những mối quan hệ với bên ngoài, các đối tác của cộng đồng kinh tế ASEAN ở hướng ngoại. Mở rộng và để hợp tác với các nước bên ngoài như thế nào. Sau đó, thì cộng đồng kinh tế ASEAN tiếp tục phát triển mạnh hơn.
Từ 2003, nghĩa là Hiệp định thương mại tự do đã có rồi thì phía trước là cái gì, thì bắt đầu hình thành ý tưởng thành lập Cộng đồng kinh tế cộng đồng kinh tế ASEAN. Một trong những cái nước mà khởi xướng đầu tiên là Singapore. Singapore là nước điển hình như các đồng chì thấy là họ phát triển được là nhờ vào thị trường bên ngoài, nhất là Mỹ. Ông Lý Quang Diệu mới mất thì ông ấy xác định thị trường mà họ cần là Mỹ, họ cần dựa vào cả về kinh tế và chính trị của Mỹ. Thế nhưng mà để dựa vào kinh tế của Mỹ, để mà Mỹ cần Singapore thì lại phải có cộng đồng kinh tế ASEAN. Một mình Singapore thì quá nhỏ, Mỹ họ cũng chẳng để ý, muốn Mỹ để ý thì Singapore phải là thành viên của một khối mạnh. Mà muốn vậy phải xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN mạnh. Cộng đồng kinh tế ASEAN mạnh thì nếu mà chính trị quá khác biệt như thế thì báo cáo là năm 67 thành lập đã có khác biệt quá lớn như thế thì ý tưởng đó khó hơn là khác biệt về kinh tế. Khác biệt về kinh tế thì dễ hơn, vì quan hệ kinh tế chặt chẽ rồi thì thì tự thân của nó sẽ phát sinh quan hệ chính trị, lợi ích đan xen rồi thì từ đó hợp tác với nhau dễ hơn. Thế cho nên phải thống nhất được về mặt kinh tế và ý tưởng đó tất cả lãnh đạo các nước cộng đồng kinh tế ASEAN đều mong muốn. Và từ đó tăng cường phát triển lên và cái cột mốc đó là năm 2007 là thúc đẩy thành lập Hiến chương cộng đồng kinh tế ASEAN và thành lập cộng đồng, thành lập 3 cộng đồng.
Trong Cộng đồng cộng đồng kinh tế ASEAN thì có 3 cột trụ và Cộng đồng kinh tế cộng đồng kinh tế ASEAN là 1 trong 3 cột trụ đó, ngoài ra còn có cột trụ về an ninh quốc phòng, cột trụ về văn hóa xã hội nữa, 3 cột trụ tất cả. Kinh tế là số một nhưng đây là trọng tâm thúc đẩy, như tôi đã báo cáo văn hóa xã hội của Asean quá khác biệt, đi sang Malaysia thì thấy rất là khác với Việt Nam rồi, Indonesia lại càng khác, văn hóa họ khác với chúng ta rồi cho nên nếu khác biệt như vậy đầu tiên đặt mục tiêu năm 2020 là thành lập Cộng đồng kinh tế cộng đồng kinh tế ASEAN sau đó thì cứ tăng dần tăng dần, quyết tâm cao hơn và bây giờ mục tiêu, mục tiêu báo cáo các đồng chí mục tiêu là đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì hình thành cái gọi là Tập đoàn kinh tê cộng đồng kinh tế ASEAN. Đây là cái mục tiêu chính trị đặt ra thôi còn cái chuẩn bị tới đâu thì từng nước làm.
Báo cáo các đồng chí không phải là một ngày đẹp trời, đúng ngày 31 tháng 12 chúng ta tỉnh dậy thì nó thành một cộng đồng đâu. Bây giờ còn tùy thuộc vào mục tiêu dài hạn và ngày 31 tháng 12 năm 2015 được coi là cái cột mốc quan trọng trong quá trình chuẩn bị để chúng ta hình thành cộng đồng đó. Cái này chúng tôi sẽ trình bày chi tiết, báo cáo kỹ hơn thế nhưng mà nếu như chúng ta nói là bây giờ chưa có khu vực kinh tế cộng đồng kinh tế ASEAN cũng không phải, chúng ta đã chuẩn bị như tôi đã báo cáo thời gian qua chúng ta đã làm được 93% rồi, các nước khác thì họ cũng đã làm được 99% rồi. Cái thời điểm đó không phải là thời điểm bước ngoặt mà chúng ta không phải đi thẳng mà giờ chúng ta quay đầu mà chúng ta vẫn đang bước trên con đường đó. Thế nhưng phải có cái động lực về mặt chính trị để thúc đẩy, để khẳng định cái quyết tâm của cộng đồng kinh tế ASEAN nỗ lực cùng nhau hợp tác về mặt kinh tế và vì vậy nó phát sinh đến năm 2025.
* Nét chung nhất những thách thức của ASEAN để phát triển được và đối phó với những thách thức như thế nào? và lãnh đạo các nước ASEAN quyết định như thế nào?, đặt ra mục tiêu như thế nào?, cụ thể là gì, hình thành trong cộng đồng ASEAN và sự hình thành này, mục tiêu mốc cuối năm 2015, những gì tôi báo cáo không có tính thời điểm mà là quá trình.
Nội dung, nội hàm của cộng đồng kinh tế ASEAN là gì?. Nói cách khác là các nhà lãnh đạo ASEAN muốn xây dựng nên một khuôn khổ chung hay là ngôi nhà chung hợp tác kinh tế ASEAN, cũng như các năm trước ASEAN mang tính chất kế thừa. Cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành dựa trên Hiệp định Đảng Cộng sản trước đó, dựa trên cơ chế tồn tại trước đó, chứ không phải xây một ngôi nhà mới từ đầu mà đây là ASEAN cùng nhau xây nên cột, trụ, bộ khung của nhà, bây giờ nhà thế nào để nó thành hình hài của một ngôi nhà cụ thể.
Nhân tố trước đó đã có là những hiệp định về tự do hoá thương mại hàng hoá, tự do hoá thương mại dịch vụ, tự do hóa về đầu tư, những khuôn khổ hợp tác về phát triển…một loạt những khuôn khổ hợp tác các nước ASEAN. Đặc biệt, là ASEAN dựa lưng với nhau để hợp tác với các phát triển, ASEAN có Hiệp định giữa ASEAN với các đối tác như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Mỹ …những Hiệp định này là những thành tố cơ bản để dựng lên ngôi nhà cộng đồng kinh tế ASEAN.
Vậy cộng đồng đó bao gồm những gì, về cơ bản có bốn cấu trúc
Thứ nhất, một thị trường chung và không gian sản xuất thống nhất. Các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ có một không gian sản xuất thống nhất, với việc hội nhập hoá toàn cầu như vậy, thì các nước đều muốn trở thành một nước công xưởng của thế giới thì công xưởng từng nước ASEAN chả làm được gì, nếu tách riêng từng nước ASEAN thì sẽ làm không nổi mà phải kết hợp với nhau để tạo không gian sản xuất.
Thứ hai, hình thành một khu vực kinh tế cạnh tranh. Muốn cạnh tranh với các nước khác thì ASEAN phải cùng thành lập một khu vực kinh tế xanh, qua đó thể hiện tinh thần hợp tác ASEAN.
Thứ ba, phát triển kinh tế đồng đều, đồng đều ở đây có hai khía cạnh:
Một là, giữa các nước khu vực, với số liệu ban đầu cho thấy mức độ phát triển giữa các nước ASEAN quá khác biệt, cùng nhau phát triển nhưng có mức độ khác biệt nên bây giờ cùng nhau kéo lên để các nước đồng đều với nhau.
Hai là, đồng đều trong nội bộ một nước, trong từng nước không phải không có chuyện phát triển đồng đều, ta thấy ở Việt Nam chúng ta, sự phát triển giữa các vùng, các miền, các nước ASEAN khác cũng vậy, sự chênh lệch thậm chí còn lớn hơn nước ta, một trong những vấn đề Thái Lan đang gặp phải chẳng hạn, để có thể chuyển lên mức độ cao hơn, thách thức rất lớn của họ là sự chênh lệch quá lớn giữa Băng Cốc, giữa miền Bắc, miền Nam, mức độ phát triển quá khác biệt nên vừa rồi bầu cử ông Thaxsin không trúng cử được. Các nước khác cũng như vậy, cho nên phát triển đồng đều là rất quan trọng giữa các nước và trong nội bộ các nước với nhau.
Thứ tư, là hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Ngoài việc làm ăn với nhau thì mục tiêu ở đây là hội nhập kinh tế toàn cầu, nếu từng nước ASEAN gộp lại thì trở thành một khối để hợp tác thì từ đó có tiếng nói mạnh hơn rất là nhiều.
Bốn mục này được xây dựng trên nền móng, nền móng ở đây là sự phát triển được nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn lực có kỹ năng để đối phó với những thách thức toàn cầu hoá, đặc biệt là phát triển khoa học công nghệ trong thời gian tới. Phải có nền tảng về nguồn nhân lực, về khoa học kỹ thuật thế nào để đối phó với những thách thức của toàn cầu. Chính vì vậy, mà bốn mục này được xây dựng trên nền tảng phát triển nguồn nhân lực.
1. Thị trường chung và không gian sản xuất thống nhất.
Một là, Hàng hoá được di chuyển tự do
Hai là, Dịch vụ được di chuyển tự do.
Ba là, Vốn đầu tư qua biên giới được dễ dàng.
Bốn là, Các nhà đầu tư, kinh doanh, người lao động đều được di chuyển tự do.
Cộng đồng kinh tế ASEAN ai cũng hiểu được nội dung này, riêng nội dung thứ tư là về di chuyển của người lao động thì ASEAN có một số quy định so với khu vực, do trình độ phát triển quá khác biệt cho nên trước mắt ASEAN cho phép luân chuyển tự do của những người có chức vụ và của những người đầu tư kinh doanh.
Ví dụ một người đầu tư Singapo sang Việt Nam đầu tư và ngược lại trong khu vực các nước ASEAN, được đi lại tự do, nếu như anh là quản lý của một công ty đa quốc gia thì di chuyển tự do ở các nước, ví dụ công ty đa quốc gia có trụ sở tại Thái Lan, ở Việt Nam hay ở Philippin…thì họ có thể di chuyển một nhà quản lý của họ từ nhà máy ở Philippin sang nhà máy của họ ở Việt Nam.
Ví dụ như công ty Toyota đưa người Nhật sang các nước ASEAN. Cuối cùng thì họ đưa những người lao động có chuyên môn, có bằng cấp sang các nước ASEAN, đây là hợp tác giữa các nước ASEAN vừa căn cứ trên mô hình chung nhưng vừa có điểm khác biệt của ASEAN.
Về cơ bản tất cả các nhân tố về sản xuất, ASEAN cố gắng trong di chuyển tự do, tất nhiên một số cái thì khó nên chỉ di chuyển tự do được một phần.
2. Về khu vực kinh tế cạnh tranh
ASEAN cũng phát triển nhiều yếu tố hợp tác như sức cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, phát triển cơ sở hạ tầng như: có đường sắt kết nối giữa các khu vực, đường Quốc lộ ASEAN nối các nước với nhau, kết nối các cảng biển, hợp tác về phát triển, về sở hữu trí tuệ, thế mạnh về điện tử… tạo ra khu vực kinh tế cạnh tranh. Một trong những điểm vừa nêu thì còn thành lập cổng Hải quan một cửa của ASEAN, đây là một dạng hợp tác để nâng cao sức cạnh tranh trong khu vực ASEAN. Việt Nam cũng tham gia tích cực, tất cả hồ sơ, giấy tờ của các bộ ngành đưa lên Cổng thông tin do Hải quan thành lập, đây là một sáng kiến của ASEAN. Các nước nếu như muốn thành lập khu vực chung về cạnh tranh với các đối tác khác thì phải có thuận lợi di chuyển trong khu vực dễ dàng.
3. Về phát triển kinh tế đồng đều cũng có những sáng kiến, trong đó quan trọng nhất là những sáng kiến về tiểu vùng sông Mêkông, 4 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma, có những sáng kiến hợp tác với nhau, đây là những vấn đề mà Việt Nam tích cực tham gia.
4. Về dựa lưng vào nhau để hợp tác với các nước bên ngoài
ASEAN đã ký kết các Hiệp định Thương mại tự do với Trung Quốc (2004), Hàn Quốc (2006), Nhật Bản (2008), Ấn Độ, Úc, Newzealand (2009), ngoài ra có một loạt đối tác với một số nước như Canada…nhưng với mức độ khác nhau như EU trước đây cũng đàm phán tự do thương mại với ASEAN, sau đó thì dừng lại, lúc đầu họ chấp nhận nhưng sau đó vì chính trị, họ không chấp nhận Mianma…nhưng cũng có những cơ chế hợp tác, trong tương lai cũng thành lập Hiệp định thương mại tự do như vậy, tức ASEAN cùng nhau tạo sức nặng trong hợp tác với các cường quốc khác.
Nếu như một mình, một nước đứng ra đàm phán với Trung Quốc thì rõ ràng áp lực lớn hơn nhưng các nước ASEAN là cả một khối đấu tranh đồng lòng với nhau thì lợi ích có thể đảm bảo ở mức độ cao hơn. Tuy nhiên ASEAN có đặc thù về lợi ích khác nhau nên dựa là chỉ dựa phần nào thôi chứ không phải 100% được, chúng ta cũng có những lợi ích riêng không thể dựa toàn bộ vào ASEAN được.
Với những sáng kiến như vậy, ASEAN muốn là thành lập nên một khối để có thể đối trọng với cường quốc khác, vì dân số ASEAN gộp lại là trên 600 triệu dân, thị trường lớn và mức độ tăng trưởng rất cao, GDP gần 3.000 tỷ đôla, nếu ASEAN gộp lại với nhau thì tương đương với nền kinh tế như: Anh, Pháp, tất nhiên là vẫn kém xa Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, nhưng ít ra cũng có cơ sở để sánh với các cường quốc khác. Có một điểm rất coi trọng đó là vẫn còn nhiều không gian chính sách của các nước được duy trì, các nước có quyền chủ động trong nhiều lĩnh vực, từ áp dụng thuế trong nước thế nào, đến việc biện pháp kinh tế thế nào, các biện pháp thu thuế thế nào, trong nhiều trường hợp thì tạo ra quyền rất lớn đối với các nước tham gia, các mô hình khác dường như không có quyền này.
Chúng ta nói hội nhập ASEAN nhưng nước này đi vào nước kia cũng rất là khó, các nước ASEAN mặc dù gọi là mở nhưng chưa phải là mở hẳn với nhau, chủ yếu mở ở đây là để cạnh tranh toàn cầu thôi, còn trong nội bộ mở nhưng vẫn có cửa đóng và những cửa đóng này là những chính sách, tạm gọi là chế độ về kinh tế của các nước, nước ta gia nhập sau các nước, những biện pháp kiểu như vậy, chúng ta phải học để bảo vệ lợi ích của chúng ta, nhưng về tổng thể nếu áp dụng tốt thì chúng ta có thể bảo vệ lợi ích của chúng ta như thế về kinh tế rất là lớn, đây là một đặc thù của ASEAN do sự khác biệt rất lớn nên các nước ASEAN duy trì tính đa dạng như thế, trong tính đa dạng thì có tính chủ động của mỗi nước thành viên.
Nếu so sánh mô hình ASEAN với các mô hình khác trên thế giới thì chúng ta nhìn thấy như thế nào
ASEAN từ năm 1977 đã có những thoả thuận ưu đãi về thuế quan với nhau, năm 1992 thành lập khuôn khổ thương mại tự do giữa các nước ASEAN với nhau. Hội nhập trên thế giới có nhiều mô hình như về cộng đồng kinh tế châu Âu, cộng đồng kinh tế châu Phi (ít người để ý đến cộng đồng kinh tế châu Phi vì nó không thành công).
ASEAN sau bao nhiêu năm loay quanh hội nhập thì luôn luôn trên mức 20%, có năm lên cao nhất là 25% nhưng có giai đoạn lên cao hơn ¼, buôn bán giữa các nước ASEAN chỉ chiếm ¼, buôn bán với bên ngoài là chính, còn nội khối chỉ chiếm ¼ thôi, chúng ta không có được thị trường chung đủ lớn thống nhất giữa các nước ASEAN, chúng ta cũng không có nền kinh tế mạnh như UNESTA họ có thị trường Hoa Kỳ nên ASEAN rất đa dạng là vì vậy, mô hình của chúng ta là dựa lưng vào nhau, để quay ra ngoài, khác với họ là chụm đầu vào nhau và quay lưng ra ngoài. Chúng ta thì dựa lưng vào nhau, để quay ra ngoài mới mạnh, đây là số liệu thương mại tăng lên rất rõ.
Để được coi là mô hình hợp tác thì bình thường có những tiêu chí để xem xét về bãi bỏ thuế quan thế nào, bãi bỏ hàng rào phi thuế quan, tự do hoá dịch vụ, tự do hoá đầu tư, công nhận tiêu chuẩn hàng hoá của nhau, có cho lao động di chuyển tự do hay không, có quy định chung về sử dụng trí tuệ các nước hay không, có quy định chung về mua sắm của Chính phủ hay mua sắm công hay không, có chính sách chung về cạnh tranh hay không, có đồng tiền chung hay không…họ xem xét trên các tiêu chí như vậy.
Có thể cắt bỏ phần vì không có màn hình để xem: Ở đây thể hiện ở 3 màu: màu xanh, cơ bản là đã làm được (đã hoàn thành các việc đó), màu vàng là thể hiện đã làm được một nửa mục tiêu, nhưng chưa làm xong, màu đỏ là chưa làm được mục tiêu nào cả. Ở đây chúng ta thấy nhiều màu xanh nhất chính là EU, họ làm xong hết các việc chỉ mỗi một việc tự do hoá dịch vụ, còn một số ngành chưa làm xong, tức là các lĩnh vực đó EU đã thống nhất được rồi, nước Anh có dịch vụ tài chính, khác với các nước khác, nước Anh không thể theo EU thì không sống được, nước Anh đang thăm dò dân ý xem có rút khỏi EU được hay không, mỗi nước sống một kiểu nên chưa tự do hoá được thị trường này.
Quy định về mua sắm công của nhà nước ở châu Âu giống nhau, có Webside chung, ví dụ về quyền con người có quy định chung của châu Âu, nếu vi phạm ở nước Anh thì có quyền đem sang châu Âu kiện, hay là người của Ba Lan nếu muốn thì sang Pháp, Anh, Đức làm việc, chẳng có vấn đề gì cả, chỉ cần nộp đơn (ví dụ có người làm giáo viên ở Ba Lan, đến kỳ nghỉ hè thì sang Luân Đôn (Anh) đạp xe đạp đi khắp quốc gia mấy tháng đó kiếm lương hơn cả năm làm giáo viên ở Ba Lan), họ có thể sang làm những việc đơn giản như vậy, qua đấy chỉ cần lấy xe đạp đi đưa 01:55:05…… hằng ngày, mô hình, chúng ta thấy hầu như là màu xanh, còn một lĩnh vực duy nhất là màu vàng đặt ra mục tiêu và cũng đã làm được một nửa, nhưng còn một số lĩnh vực đặc thù nên chưa làm được.
Bắc Mỹ: gồm Hoa Kỳ, Canada, Mêxico, Alaska, màu xanh rất là nhiều nhưng vẫn còn 3 màu đỏ và 2 màu vàng. Có 3 vấn đề chưa làm được: thứ nhất, đường thuế chung, nền kinh tế của họ rất khác biệt, cụ thể là hàng của ta đi sang Mêxico không thể đem sang Mỹ được nên họ không có đường thuế chung được và tự do di chuyển lao động, họ cũng không có, người Mêxico sang Mỹ thì không thể lao động được. Vừa rồi tranh cử ở Mỹ, ta thấy ông (phút 01:56:09) Phônason tuyên bố người Mêxico thế này, thế kia, họ rất là kỳ thị, không muốn người lao động Mêxico sang lấy công ăn việc làm của họ, ba lĩnh vực đó thì không có chuyện chung nhau, nhưng mà phần lớn ở những lĩnh khác họ vẫn làm, gọi là khu vực thương mại chứ chưa dám gọi là Cộng đồng kinh tế Bắc Mỹ, tên là Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ, bởi vì người lao động chưa được di chuyển tự do, đây là nhân tố rất quan trọng trong sản xuất, đầu tiên là con người cho nên là họ chưa dám gọi là Cộng đồng kinh tế.
Còn ASEAN có duy nhất một màu xanh, đó là bãi bỏ thuế quan, còn tất cả những thứ khác hoặc màu vàng và đỏ (màu vàng là chúng ta đang đặt ra mục tiêu thôi), màu vàng có khác biệt rất lớn như về chính sách cạnh tranh chẳng hạn, một điều rất quan trọng là nói đến thị trường là nói đến cạnh tranh và cạnh tranh như thế nào và thành viên ASEAN thì mỗi nước một kiểu, rất nhiều nước ASEAN đến giờ phút này mà chưa có Luật pháp về cạnh tranh, như sang Brunây, Campuchia, Lào, Mianma không có Luật Cạnh tranh, có những nước rất phát triển như Singapo có mô hình cạnh tranh thị trường từ lâu rồi. ASEAN rất đa dạng, mặc dù có ghi màu vàng thế thôi còn để có cái gọi là đặt mục tiêu thôi chứ còn để làm được chuyện đó thì còn lâu, làm sao tạo được môi trường cạnh tranh thống nhất giữa các nước ASEAN với nhau thì còn rất là lâu.
So sánh như vậy để thấy mục tiêu đặt ra rất là cao và tên gọi là Cộng đồng, thể hiện sự khát vọng của các nước ASEAN, cùng nhau thành lập một cộng đồng, mang thông điệp đầu tiên là về chính trị, chúng ta là cộng đồng rồi đấy đừng có chuyện như Campuchia đứng về phía Trung Quốc, hay nước khác chẳng hạn thì ASEAN vỡ, không nên vì là cộng đồng với nhau, trong cộng đồng thì quyết tâm thúc đẩy về kinh tế và mục tiêu rất là cao là cộng đồng kinh tế, nếu như xét thêm tiêu chí định nghĩa thế nào là cộng đồng kinh tế thì chỉ là mục tiêu phấn đấu thôi, chúng ta chưa tới được đâu, mới có chuyện ghi nhận chỉ bãi bỏ thuế quan mà thôi, còn những chuyện khác thì còn dài dài, đây là nét đặc thù của ASEAN.
Khi Việt Nam tham gia ASEAN, mục tiêu của chúng ta là phá thế bao vây cấm vận về mục tiêu chính trị (mục tiêu chính trị đó là để dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh), nhưng trước mắt là phá thế cấm vận đó, trước đây ít người cho rằng Việt Nam vào một khối như vậy, bây giờ thì Việt Nam có một vị thế rất tích cực. Khi chúng ta tham gia ASEAN thì rất khác, lúc đó Mỹ quay lại ngay và họ đàm phán Hiệp định thương mại song phương (PTA - Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ), sau đó thì chấp nhận Việt Nam tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nếu Việt Nam không tham gia ASEAN này thì đừng nói đến chuyện đó, đừng nói có thể bình đẳng với các bên đối tác lớn, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng cao như vậy, như vậy thể hiện sự chủ động của chúng ta, lúc đó Hoa Kỳ bao vây cấm vận ta như thế nhưng có một hệ quả tạm gọi là với sự chủ động của ta bước vào sân chơi đó, tham gia sân chơi về kinh tế, còn về chính trị, an ninh - quốc phòng, các thứ khác thì không bàn ở đây, nhưng riêng về kinh tế chúng ta có cái bị động là có một khuôn khổ sân chơi sắp sẵn rồi, trong tổ chức kinh tế họ đã xây mấy năm nay rồi, cho nên khi chúng ta tham gia thì phải chấp nhận.
Về kinh tế, từ 1977, Đảng ta đã xác định và đã làm rồi, năm 1992 bắt đầu mở rộng thị trường đầu tư sang các nước và khi tham gia, Việt Nam tham gia sau, có trình độ phát triển thấp hơn thì cho lộ trình dài, chứ chúng ta không thể yêu cầu họ sửa Điều lệ của họ được, còn khi bị động thì chúng ta phải chấp nhận tức là chấp nhận mở cửa với tất cả các nước ASEAN theo cuộc họp đã xác định trước đó, hoặc tham gia với nước khác bàn chuyện ký Hiệp định tự do thương mại với Trung Quốc, trong khối ASEAN thì chúng ta phải tuân theo thôi, với việc tham gia và chấp nhận Luật chơi đó thì chúng ta đã chấp nhận cạnh tranh ở mức độ cao nhất.
Hiện nay, cạnh tranh mạnh nhất với chúng ta là những nước láng giềng trong khối ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ thì tất cả những cơ chế đó trong ASEAN đã có sẵn để hợp tác, chúng ta tham gia ASEAN thì phải chấp nhận luật chơi đó, nhiều người nói ta cũng liều, nhưng trong thế bao vây cấm vận như thế thì cũng chẳng có cách nào khác cứ phải liều cái đã, còn liều để thành công hay thành nhân thì tính sau vì chả còn đường nào khác, với việc phá thế đó thì bước đầu chúng ta cạnh tranh rất mạnh với các nước, đây là điểm rất quan trọng trong tiến trình hội nhập của chúng ta khi hội nhập với ASEAN, hội nhập chủ yếu là về hàng hoá thôi, còn những vấn đề khác thì ta có quyền chủ động.
Về hàng hoá gần như mở cửa với nhau, còn nhiều lĩnh vực khác thì chưa mở được, tuy nhiên về hàng hoá thì vẫn còn rào cản, chưa thể xây dựng được về kỹ thuật, về biện pháp kinh tế, đây là những thách thức cho chúng ta sau này, phải nhìn lại trong thời gian tới. Ở nước ngoài khó khăn quá thì họ cũng có những bảo vệ của họ và chúng ta ngây thơ quá thì cũng không được vì đây là lợi ích của chúng ta, cạnh tranh cũng rất lớn nhưng chúng ta phải chuẩn bị các chính sách để đối phó.
Với quá trình tham gia như vậy, thì Việt Nam vẫn thuộc 4 nước được ưu đãi, về hàng hoá thì các nước mở gần 100% rồi, còn 7% trong ngân hàng chưa mở, trong đó có lĩnh vực quan trọng như ô tô thì đến 2018 chúng ta sẽ mở với các nước ASEAN, Thái Lan hiện giờ sản lượng ô tô lớn hơn Pháp, trước đây ít người có thể ngờ được ngành sản xuất ô tô của Thái Lan lại hơn Pháp, thế nhưng đó là sứ mệnh của toàn cầu hoá mà thôi.
Lộ trình trì hoãn đến 2018 cũng sắp đến nơi rồi, có những ngành khác như đường cũng chưa mở cửa, tuy chưa mở cửa nhưng chúng ta cũng thấy là quản rất khó như đường Thái Lan vẫn nhập lậu vào Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực miền Nam này, chính thức thì chưa mở cửa, có những mặt hàng như xăng dầu chẳng hạn. Singapo đưa xăng dầu sang Việt Nam vẫn chịu thuế nhập khẩu, ASEAN với nhau mà vẫn chịu thuế nhập khẩu, chính sức ép này đã tạo ra bước đổi mới cho chúng ta.
Xăng dầu bị đánh thuế, cuối cùng thì người dân phải chịu, bên cạnh những thách thức thì cũng có những cơ hội, nếu chúng ta tái cơ cấu để vượt qua thách thức đó thì thì tạo ra cơ hội rất lớn.
Về vấn đề đường chẳng hạn, nếu bỏ bảo hộ thì người dân trồng mía chịu thiệt…nhưng nếu nhìn theo khía cạnh khác thì toàn bộ ngành sản xuất và giá đường rất cao. Trong cấu thành giá của nhiều mặt hàng thì mặt hàng đường rất lớn, nếu như đường giá cao để làm bánh kẹo thì làm sao cạnh tranh được với sản phẩm các nước khác. Nhà máy bánh kẹo nếu mua đường với giá gấp đôi, tương tự như nhà máy ở Thái Lan, giá bánh kẹo hơn nhau là vì thế, nếu không thì chở sang nhau một cách tự do, trong khi đó chúng ta phải mua với giá đắt như thế, rõ ràng làm sao mà cạnh tranh được, để vươn lên được, đây cũng là một thách thức mà chúng ta phải đối đầu và phải vượt qua, trong thời gian tới thì chúng ta không thể tránh được chuyện đó nhưng dẫn đến hệ quả là chúng ta hội nhập với ASEAN, trong hội nhập phải mở cửa với Trung Quốc, với Ấn Độ, rõ ràng quá trình đó chúng ta có hệ quả mà chúng ta phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào các nước này, đây là vấn đề đặt ra.
Với quá trình tham gia ASEAN đó thì doanh nghiệp nhìn nhận thế nào: đặt biệt là doanh nghiệp nước ngoài và trong khu vực, nhìn nhận vấn đề này như thế nào. Một là, khi ASEAN thành lập ra là dựa lưng vào nhau để cạnh tranh với Trung Quốc, Hàn Quốc chẳng hạn, có một khảo sát, các doanh nghiệp đa quốc gia của Hoa Kỳ làm việc với ASEAN, có khu vực ASEAN thì họ có chuyển Trung Quốc vào ASEAN hay không? Thì ASEAN có cạnh tranh được với Trung Quốc hay không? ở đây phần lớn là có và quan trong đối với các công ty đa quốc gia, tất nhiên từ ý của họ nói là có lúc họ đầu tư vào khối ASEAN đó là một chuyện, rõ ràng chúng ta kết hợp được để tăng cạnh tranh với các nước bên ngoài, với ASEAN có thể thấy bước đầu đã thành công và không thể số lượng doanh nghiệp chuyển sang đầu tư từ Trung Quốc sang ASEAN, số liệu từng năm thì khác biệt, gần đây nhất năm 2014 được hơn 25%, số doanh nghiệp đa quốc gia của Hoa Kỳ họ trả lời họ mong muốn chuyển đầu tư sang Việt Nam, và là nước có tỷ lệ cao nhất trong khu vực 10 nước từ việc tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN, nếu như chúng ta tham gia cộng đồng này thì có tiềm năng rất lớn để thu hút các công ty đa quốc tế đầu tư vào Việt Nam để họ đa dạng hoá các ngành kỹ thuật. Hiện nay chi phí lao động của Trung Quốc đang tăng cao và có những vấn đề về môi trường, tắt nghẽn cảng biển…tỷ lệ năm 2013 thì tỷ lệ của Việt Nam thấp hơn rất nhiều nước, đến năm 2014 thì Việt Nam vượt lên cao nhất là nhờ Cộng đồng Kinh tế ASEAN, rõ ràng cũng có những ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng các doanh nghiệp, dường như họ đón chào, họ chủ động, chúng ta cũng có cải thiện được môi trường kinh doanh thông qua việc hội nhập với ASEAN.
Ví dụ nếu chúng ta làm du lịch chẳng hạn, cạnh tranh với Thái Lan bằng cách là tổ chức tour đi các nước Thái Lan, Campuchia, ví dụ như châu Âu sang thì học có thể đi nhiều nước như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, thậm chí Philippin, thì hợp tác với nhau để cạnh tranh với bên ngoài, thì mục tiêu đó đặt ra cho các nước ASEAN và dường như đến nay là phản ứng từ cộng đồng doanh nghiệp rất tích cực, tất nhiên còn cải thiện hơn nữa nhưng dường như đã có tín hiệu từ ban đầu. Tất nhiên trong ASEAN thì còn nhiều việc phải làm, chúng ta không thể so sánh với châu Âu được vì họ làm từ những năm 50 đã có tiến trình hội nhập rồi, còn ASEAN thì hội nhập kinh tế bắt đầu gần đây thôi, so với các nước đặc biệt là do các nước khác hội nhập sau nữa như bốn nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma. Cho nên kết quả đạt được thì có nhưng sắp tới có nhiều việc phải làm nên năm 2015 là năm rất quan trong nhưng là cột mốc về chính trị thôi, còn công việc thời gian tới thì còn rất nhiều.
Với Việt Nam, cơ hội, thách thức như thế nào trong quá trình hội nhập với Cộng đồng kinh tế ASEAN
Thứ nhất, gở bỏ những rào cản trong nội bộ khối thì sẽ có cơ hội để xuất khẩu cho Việt Nam, quay lưng với nhau cho mạnh để làm ăn với bên ngoài nhưng trong nội bộ khối thì rất quan trọng. Một số doanh nghiệp của chúng ta đã tận dụng được phần nào cơ hội từ thị trường các nước ASEAN, ví dụ có những doanh nghiệp như Tôl Hoa Sen, xuất khẩu Tôl sang các nước ASEAN, bây giờ có việc chúng ta bắt đầu làm được, có những hợp tác ASEAN đem lại những cơ hội từ hội nhập, và đây là những cơ hội, nếu ai biết tận dụng thì cũng có thể đem lại những lợi ích rất lớn.
Thứ hai, dựa vào nhau để sống tức là phải sử dụng đầu vào của nhau thì mới phát triển được, để phát triển ngành sản xuất thì quy mô của chúng ta rất bé, hàng hoá của ta muốn xuất khẩu sang các nước khác thì ta cố gắng đàm phán Hiệp định thương mại tự do TPP, trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Úc, chúng ta mới kết thúc Hiệp định Thương mại tự do với EU, đây là thị trường khổng lồ, một mình chúng ta sản xuất xuất sang EU, xuất sang Mỹ như vậy có được ưu đãi thuế phần trăm không, phụ thuộc rất lớn vào khả năng chúng ta có lấy được sản phẩm đầu vào để đáp ứng yêu cầu xuất xứ của họ hay không, nếu như đơn thuần các sản phẩm chỉ gia công thôi thì họ không ưu đãi cho chúng ta đâu, chúng ta phải sản xuất được đầu vào và công nhận xuất xứ đó thì mới được, chính ASEAN là cơ hội cho Việt Nam, một mình chúng ta thì khó mà làm từ A đến Z được, vì khả năng của chúng ta hạn chế, nếu cùng với các nước ASEAN khác rõ ràng khả năng đáp ứng của chúng ta vào thị trường khác cao hơn rất nhiều, đây là cơ hội rất lớn mà các nước ASEAN dựa vào nhau để hướng ra bên ngoài.
Việc chúng ta nhập khẩu sản phẩm đầu vào ASEAN đó thì tạo chi phí sản xuất thấp hơn, cạnh tranh tốt hơn, giúp chúng ta có cách tiếp cận với hàng hoá hợp lý hơn, đây cũng là cơ hội cho chúng ta. Cộng đồng kinh tế ASEAN này cũng là một cơ hội để chúng ta thu hút đầu tư, xây dựng mạng lưới sản xuất, nâng cao năng suất, tăng sức cạnh tranh và chuyển đổi kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhưng việc tận dụng cơ hội phụ thuộc rất nhiều vào chúng ta là có tận dụng được cơ hội hay không và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, các nước ASEAN thì họ đối xử với chúng ta như thế nào, nếu cùng nhau, dựa vào nhau để cạnh tranh với bên ngoài thì không vấn đề gì, và các nước ASEAN ai cũng muốn. Nếu chúng ta muốn cạnh tranh với các nước ASEAN khác hay các nước khác muốn cạnh tranh với chúng ta thì có nhiều trường hợp cũng còn khó khăn và có nhiều vấn đề khác biệt. Ví dụ, chúng ta xuất khẩu sang các nước ASEAN thì họ áp dụng rất nhiều hàng rào để chặn hàng của chúng ta từ thuế chống bán phá giá, đến biện pháp tự vệ, đến hàng rào phi thuế quan…nếu doanh nghiệp chúng ta thúc đẩy nhiều quá, đầu tư nhiều quá thì đến lúc không xuất khẩu được, vì họ phụ thuộc ngành dọc thì cũng khó cho nên là cơ hội để có và không gian chính sách của từng nước có sự khác biệt rất nhiều cho nên ta phải cẩn thận để đối phó với những thách thức đó.
Với cơ hội và thách thức đó, chúng ta hội nhập và mong muốn dựa vào thị trường ASEAN để thị trường của Việt Nam đa dạng hoá, chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta có chủ trương là phải chủ động tích cực trong việc hợp tác sâu hơn với ASEAN, mặt khác chúng ta cố gắng đa phương hoá, đa dạng hoá, tham gia mở cửa hội nhập với nhiều đối tác khác như Hoa Kỳ, EU, Nga…Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong ASEAN trong hiệp định này. Chúng ta là nước thứ hai, sau Singapo kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do với EU, ASEAN hội nhập phải dựa vào nhau để tận dụng thị trường EU, thị trường Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản…trước mắt chúng ta dựa vào thị trường ASEAN để hy vọng để chúng ta phát triển.
Chúng ta đã kết thúc đàm phán Hiệp định với Liên minh Á - Âu, ký Hiệp định tự do thương mại với Hàn Quốc, kết thúc đàm phán với EU, Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nếu như có được thị trường Hoa Kỳ, thị trường EU, thị trường Nga, (Nhật Bản, ta đã có Hiệp định trước rồi) thì ta sẽ có một thị trường khổng lồ, thế nhưng mà, nếu một mình chúng ta đứng thì không thể khai thác được mà phải dựa vào các nước ASEAN.
Các nước ASEAN cạnh tranh rất mạnh, Việt Nam trong nhiều trường hợp thì yếu hơn, chúng ta đẩy mạnh tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tìm ra giải pháp, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp cạnh tranh một cách sòng phẳng với khu vực, khi chúng ta mở cửa với các mặt hàng còn lại, chúng ta mở cửa tiếp dịch vụ đầu tư thì cạnh tranh cao lên.
Cần cải cách những thể chế, tháo gỡ những vướn mắt từ bên ngoài, thể hiện rõ nhưng trong năm nay Chính phủ có ban hành Nghị quyết 01, Nghị quyết 19, làm sao để doanh nghiệp chúng ta có khả năng cạnh tranh cao hơn.
Phải chuẩn bị cho thời gian tới khi chúng ta tiến hành hội nhập sâu hơn với các nước ASEAN, tiến hành thực hiện những Hiệp định quan trọng như Hiệp định Thương mại tự do với EU, Liên minh kinh tế Á - Âu, Hiệp định TPP.
Phổ biến tuyên truyền về Cộng đồng Kinh tế ASEAN, nhiều nơi vẫn còn phiến diện, tất nhiên cái lỗi đầu tiên của chúng tôi là chưa truyền tải hết Hiệp định đó, nhưng cũng có ta thêm chổ này, chổ kia không phải chỉ có Việt Nam đâu mà tất cả các nước ASEAN đều xảy ra tình trạng này. Nhiều người nghe tên Cộng đồng kinh tế ASEAN thì liên tưởng đến chuyện này chuyện khác. Trong thời gian tới, cố gắng kết hợp chặt chẽ để có nhìn nhận đúng đắn về cơ hội, thách thức của Việt Nam như thế nào, với Cộng đồng kinh tế ASEAN như thế nào, nhìn nhận đúng cái nào là cơ hội, cái nào là thách thức.
Tóm lại:
Thứ nhất, Cộng đồng Kinh tế ASEAN là cái bó lại với nhau để cạnh tranh với bên ngoài, để tăng sức mạnh của khối để cạnh tranh với các đối tác lớn.
Thứ hai, cột mốc năm 2015 không phải là thần kỳ gì đó mà chuyển từ trắng sang đen, là cột mốc quan trọng nhưng không phải là cột mốc duy nhất trong chặng đường hình thành Cộng đồng kinh tế. Cộng đồng kinh tế là một khái niệm rộng với nội hàm rất là sâu, cho nên năm 2015 chưa có tên gọi đúng là Cộng đồng đâu mà Cộng đồng ở đây là cái tên, hướng đến mục tiêu đó là một bộ phận của Cộng đồng ASEAN nói chung mà thôi. Cộng đồng Kinh tế theo nghĩa của nó thì chưa hẳn mà chúng ta đã có từ 2015, ASEAN tích cực thúc đẩy.
Thứ ba, lợi ích từ toàn cầu hoá đem lại và những cái quan tâm của doanh nghiệp đa quốc gia đến Việt Nam khi mà họ được chuyển sản xuất từ thị trường Trung Quốc sang ASEAN. Trong khối ASEAN thì Việt Nam, nếu như cách tiếp cận hội nhập là để hướng ngoại ra bên ngoài, không phải để cạnh tranh, để sát hạch nhau, nếu làm theo cách đối ngoại đó thì Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng được hưởng lợi nhiều nhất từ khu vực ASEAN này. Điều này được phản ánh rất rõ nét từ phản ứng của các doanh nghiệp đa quốc gia.
Thứ tư, Việt Nam tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN thì có cơ hội và cũng có nhiều thách thức và dữ liệu để chúng ta quản lý vẫn còn nhiều, cho nên chúng ta cần có những chuẩn bị.