image banner
Nghị quyết số 02-NQ/TU của Thành ủy Cần Thơ về chuyển đổi số thành phố Cần Thơ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Cần Thơ lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Thành ủy Cần Thơ xây dựng Nghị quyết về chuyển đổi số thành phố Cần Thơ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra với tốc độ nhanh, đã hình thành xu thế phát triển mới trong nhiều lĩnh vực, trong đó chuyển đổi số là nội dung cơ bản trong trụ cột kỹ thuật số, đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Vì vậy, việc thực hiện chuyển đổi số là yêu cầu cấp thiết cho việc phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trong những năm qua, Thành ủy Cần Thơ đã có nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến xây dựng chính quyền điện tử, phát triển đô thị thông minh, một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cụ thể, Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 11/4/2017 về xây dựng thành phố Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh, giai đoạn 2016 - 2025; Chương trình số 52-CTr/TU ngày 16/12/2019 về thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Qua đó, hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông của thành phố được quan tâm đầu tư; hạ tầng viễn thông đã phủ rộng khắp toàn thành phố với tốc độ truy cập cao tạo nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước, xây dựng chính quyền điện tử ngày càng được hoàn thiện mang lại hiệu quả bước đầu, góp phần phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân. Trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh được triển khai thí điểm và đưa một số dịch vụ đô thị thông minh phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đề án thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung thành phố Cần Thơ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tạo điều kiện cho sự phát triển doanh nghiệp công nghệ số trong thời gian tới. Bên cạnh những kết quả đạt được, hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông còn nhiều hạn chế về tính đồng bộ, hiệu quả trong công tác dùng chung cơ sở hạ tầng trong thành phố; hạ tầng cơ sở dữ liệu cho chính quyền điện tử chưa được chia sẻ, liên thông kết nối; hạ tầng an toàn thông tin mạng chưa được sự quan tâm đúng mức. Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân còn hạn chế; số lượng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 còn ít, chất lượng chưa cao, chưa thuận tiện cho người dùng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin các ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp chưa thực sự là công cụ hữu hiệu để tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa nhận thức đúng vai trò ứng dụng công nghệ thông tin để chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chưa hình thành Khu công nghệ thông tin tập trung của thành phố để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, môi trường cho khởi nghiệp doanh nghiệp công nghệ số còn chưa hấp dẫn, chưa thu hút. Quy mô, cơ cấu, chất lượng nhân lực ngành công nghệ thông tin và truyền thông chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành; kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông của người dân còn hạn chế, nhất là vùng nông thôn.Những hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có một sốnguyên nhân chủ yếu là: nhận thức về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tưcũng như về chuyển đổi số của các cấp, các ngành trong hệ thống chính trịcủa thành phố chưa toàn diện; các nguồn lực đầu tư cho phát triển công nghệthông tin còn hạn chế; nguồn nhân lực phục vụ cho lĩnh vực kỹ thuật số,công nghệ thông tin…chưa đáp ứng yêu cầu; sự phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương trong thực hiện phát triển công nghệ thông tin chưa chặt chẽ,hiệu quả chưa cao

Tải về

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0