Nhà xuất bản Giáo dục tại TP Cần Thơ: "Hành trình về nguồn năm 2024" - viếng Nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh
Nhân dịp kỷ niệm
77 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), được sự đồng ý của Chi
bộ và Ban Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục tại TP Cần Thơ, ngày 27/7/2024, liên tịch
Công đoàn cơ sở và Chi đoàn thanh niên Nhà Xuất bản Giáo dục tại Cần Thơ đã tổ
chức phong trào "hành trình về nguồn năm 2024" đến viếng Nghĩa trang
liệt sĩ Đồi 82, huyện Tân Biên và Khu tưởng niệm liệt sỹ ngành giáo dục đã hy
sinh trong chiến tranh ở tỉnh Tây Ninh. Đây là dịp để các cán bộ, nhân viên,
người lao động của đơn vị thể hiện lòng biết ơn đến những anh hùng đã hy sinh
vì sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc; đồng thời, còn nhằm giáo dục, nâng cao
nhận thức về lịch sử, lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết cho cán bộ, nhân viên
và người lao động trẻ.
Đoàn Lãnh đạo Đảng uỷ
Khối Doanh nghiệp TP Cần Thơ và CBNV NXBGDCT
viếng Nghĩa trang liệt sỹ (ảnh: Ngọc Mai)
Dẫn đoàn có Bà
Nguyễn Thị Kim Phương - Phó Bí thư Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp TP Cần Thơ. Cùng
tham gia với đoàn có bà Văn Thị Ngọc Thắm - Uỷ viên thường vụ, Trưởng Ban Tuyên
giáo Đảng uỷ Khối, bà Nguyễn Ngọc Mai - Phó Bí thư Đoàn Khối Doanh nghiệp và
ông Nguyễn Thái An - Bí thư Chi bộ, Giám đốc Nhà Xuất bản Giáo dục tại Cần Thơ cùng
các cán bộ nhân viên, các đồng chí trong Chi bộ, Công đoàn và Chi đoàn thanh
niên Nhà Xuất bản Giáo dục tại Cần Thơ.
Đoàn thắp hương tại Khu
tưởng niệm liệt sỹ ngành giáo dục (Ảnh: Kim Cương)
Cán bộ nhân viên thắp
hương tại các mộ liệt sỹ (Ảnh: Kim Cương)
Được biết, Nghĩa
trang liệt sỹ Đồi 82 Tây Ninh được đưa vào sử dụng vào năm 1989, là nơi yên nghỉ
của gần 14.000 liệt sỹ từ khắp mọi miền của Tổ quốc đã hy sinh trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước, và làm nghĩa vụ quốc tế. Đây cũng là nơi tổ chức lễ
truy điệu, an táng cho hơn 4.000 hài cốt liệt sỹ được quy tập ở Campuchia từ
sau chiến tranh cho tới nay.
Đặc biệt, khu
tưởng niệm liệt sỹ ngành giáo dục nằm trong Nghĩa trang liệt sỹ Đồi 82 được xây
dựng vào năm 1984. Đến năm 2004, ngành giáo dục và đào tạo đã tôn tạo khu tưởng
niệm khang trang hơn, từ sự đóng góp của đội ngũ thầy cô giáo, và của học sinh -
sinh viên trong cả nước. Diện tích xây khu tưởng niệm rộng 310m2, gồm
1 tượng đài hình cuốn sách mở, một cây bút thẳng bút trời cao như “tả thiên
thanh”, bia được khắc tên 625 liệt sỹ, trong đó có 115 nhà giáo đi B và 510 nhà
giáo địa phương.
Trong những
năm chiến tranh khốc liệt, nhất là giai đoạn từ năm 1964 - 1975 đã có hàng
nghìn nhà giáo từ các cấp quản lý, cơ sở giáo dục trên khắp miền Bắc vượt Trường
Sơn vào Nam tham gia chiến đấu, vừa xây dựng nền giáo dục cách mạng giữa mưa
bom bão đạn, giặc càn, thiếu thốn, bệnh tật… Tuy nhiên, bằng nhiệt huyết của
các nhà giáo, hệ thống giáo dục cách mạng đã hình thành và phát triển nhanh
chóng trên khắp miền Nam.
Đến ngày đất
nước thống nhất, non sông liền một dải, trong niềm vui chung vẫn còn đó những nỗi
đau, mất mát không gì bù đắp được là hàng trăm thầy cô giáo, cũng như hàng vạn
chiến sĩ đã vĩnh viễn nằm lại các chiến trường, hiến dâng tuổi xuân của mình
cho mùa xuân tươi đẹp của sông núi quê hương.
Từ khi được
xây dựng cho đến nay, và chắn chắn mãi về sau, nơi đây đã trở thành địa chỉ đỏ
về nguồn của giáo giới và học sinh, sinh viên trên khắp mọi miền của Tổ quốc.
Đây cũng là
nơi thể hiện rõ nhất đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đạo lý mà ngành
giáo dục xem như giá trị cốt lõi, phải luôn đề cao và phát huy.
Công đoàn NXBGDCT